Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thuốc gì cải thiện chứng quên ở bệnh nhân trầm cảm?

Mong bác sĩ giải thích về tình trạng này, có thể dùng thuốc gì để cải thiện tình trạng quên này? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thuý Na (Đăk Lăk)

Tư vấn dùng thuốc cho bệnh nhân. Ảnh: TM

Tư vấn dùng thuốc cho bệnh nhân. Ảnh: TM

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ, trong đó, nguyên nhân hay gặp là do trầm cảm. Trầm cảm rất hay gặp ở lứa tuổi 45-65, nhất là ở nữ, tỷ lệ lên đến 25-50% số người. Về rối loạn trí nhớ do trầm cảm ở tuổi của bạn là triệu chứng không thể thiếu ở bất cứ bệnh nhân nào. Bệnh nhân hay quên, hay than phiền bỏ đâu quên đó, vừa định làm một việc gì đó nhưng lại quên mất ngay. Đôi khi họ gặp người quen mà không sao nhớ ra được tên người đó. Tuy nhiên, người bệnh chủ yếu là quên trí nhớ gần, nghĩa là quên những việc vừa mới xảy ra, còn những việc diễn ra đã lâu như tên, tuổi, quê quán… thì họ vẫn nhớ tốt. Chính vì dễ quên nên người bệnh không thể học tập, tiếp thu được các kiến thức mới dù đơn giản, rất khó tập trung vào một việc gì đó…

Để cải thiện tình trạng hay quên ở bệnh nhân trầm cảm, bác sĩ có thể dùng các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới như sertraline, paroxetine và excitalopram… Các thuốc này tuy ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc chống trầm cảm cổ điển nhưng khi dùng thuốc người bệnh vẫn có thể cảm thấy đầy bụng, buồn nôn, khô miệng, đắng miệng, uể oải, chóng mặt nhẹ... trong khoảng 1 tuần đầu sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ nhanh hết. Tác dụng của thuốc lại chỉ có được sau 2 - 3 tuần dùng thuốc và phải sau 2 - 3 tháng người bệnh mới cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt không chỉ về trí nhớ mà cả giấc ngủ và sự ngon miệng. Những triệu chứng như bi quan, chán nản, bồn chồn, khó chú ý cũng gần như không còn.

Đối với người bệnh trầm cảm, có khi phải uống thuốc chống trầm cảm trong suốt phần đời còn lại vì nếu bỏ thuốc thì bệnh cũng quay lại gần như ngay lập tức.

Tốt nhất bạn nên đi khám và chia sẻ tình trạng này với bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn, chỉ định dùng thuốc chính xác, phù hợp nhất với bạn.

PGS.TS. Bùi Quang Huy

(Chủ nhiệm Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét